Hồ sơ phi vụ New_Horizons

Ảnh minh họa New Horizons tiếp cận hệ Sao Diêm Vương-Charon.

New Horizons là phi vụ đầu tiên trong danh mục phi vụ New Frontiers của NASA, lớn và đắt hơn so với các phi vụ Discovery nhưng nhỏ hơn so với chương trình Flagship. Chi phí của phi vụ (bao gồm chi phí chế tạo con tàu và khí cụ, phương tiện phóng, vận hành, phân tích dữ liệu và tuyên truyền công chúng/giáo dục) là 700 triệu đô-la Mỹ qua 15 năm (2001-2016).[5] Con tàu được chế tạo chủ yếu bởi Viện Nghiên cứu Tây Nam (SwRI) và Phòng Thí nghiệm Vật lý Ứng dụng John Hopkins. Nhà nghiên cứu chính của phi vụ là Alan Stern của Viện Nghiên cứu Tây Nam.

Sau khi tách ra khỏi tên lửa phóng, quyền điều khiển được giao cho Trung tâm Điều hành Nhiệm vụ (MOC) tại Phòng thí nghiệm Vật lý Ứng dụng ở hạt Howard, Maryland. Các khí cụ khoa học được vận hành tại Trung tâm Vận hành Khoa học Clyde Tombaugh (T-SOC) ở Boulder, Colorado.[6] Điều hướng được tiến hành bởi các cơ sở nhà thầu khác nhau, dữ liệu vị trí và các khung tham chiếu không gian được cung cấp bởi Đài Quan sát Hải quân Hoa Kì qua Trụ sở NASA và Phòng Thí nghiệm Sức đẩy Phản lực; KinetX là công ty dẫn đầu đội điều hướng của New Horizons và có trách nhiệm lên kế hoạch cho các điều chỉnh quỹ đạo khi con tàu du hành ra vòng ngoài của Hệ Mặt Trời.

New Horizons ban đầu dự định là chuyến hành trình đến hành tinh duy nhất chưa được khám phá trong Hệ Mặt Trời. Khi con tàu được phóng, Sao Diêm Vương vẫn được phân loại là một hành tinh, sau này được phân loại lại là hành tinh lùn bởi Hiệp hội Thiên văn Quốc tế (IAU). Một vài thành viên của đội New Horizons, bao gồm Alan Stern, không đồng ý với định nghĩa của IAU và vẫn mô tả Sao Diêm Vương là hành tinh thứ chín.[7] Các mặt trăng của Sao Diêm Vương NixHydra cũng có quan hệ với con tàu: các chữ cái đầu trong tên của chúng (N và H) là các chữ cái đầu của tên con tàu New Horizons. Những người khám phá ra các mặt trăng này chọn các tên này vì lý do trên, cộng thêm mối quan hệ của Nix và Hydra với thần thoại Diêm Vương.[8]

Ngoài các thiết bị khoa học, có một số tạo vật văn hóa trên con tàu. Bao gồm một đĩa compact chứa 434,738 tên,[9] một mảnh của tàu SpaceShipOne chế tạo bởi công ty Scaled Composites,[10] một tem USPS "Chưa được khám phá"[11][12] và một lá cờ của Hoa Kỳ cùng với những vật lưu niệm khác.[13]

Khoảng 30 gam tro cốt của Clyde Tombaugh được chứa trên con tàu để tưởng niệm sự phát hiện Sao Diêm Vương của ông vào năm 1930.[14][15] Một đồng xu kỷ niệm tiểu bang Florida, với thiết kế kỷ niệm sự khám phá của loài người được kèm theo.[16] Một trong các khí cụ khoa học (một máy đo bụi) được đặt tên theo Venetia Burney, là người đề xuất tên Diêm Vương sau sự phát hiện của nó khi còn nhỏ.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: New_Horizons http://www.astronomy.com/year-of-pluto/2015/06/pos... http://www.collectspace.com/news/news-070715a-newh... http://www.collectspace.com/news/news-102808a.html http://www.forbes.com/sites/alexknapp/2015/07/14/h... http://www.foxnews.com/story/0,2933,181880,00.html http://blog.imgtec.com/mips-processors/mips-in-spa... http://www.journalnet.com/articles/2003/12/16/news... http://www.nytimes.com/2015/07/07/science/space/al... http://www.nytimes.com/2015/07/07/science/space/re... http://www.nytimes.com/2015/07/14/science/a-close-...